Thổi sáo là một thú vui tao nhã và phù hợp cho nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong tuổi thơ của mỗi chúng ta thì hình ảnh một cậu bé cưỡi trên lưng trâu và cầm cây sáo là những hình ảnh đẹp, mang đậm nét văn hóa Việt Nam.
Nếu bạn có đam mê về sáo thì hãy sắm cho mình một cây sáo nhé! Sau đây là một số loại sáo phổ biến ở Việt Nam.
- Sáo ngang
– Sáo ngang là loại sáo có từ lâu đời và rất phổ biến ở Việt Nam.Sáo ngang có nhiều loại, bao gồm: sáo đô, sáo rê, sáo mi giáng…
– Đa số sáo ngang thường được làm bằng các loại nguyên liêu: ống trúc, ống nứa, kim loại hoặc bằng gỗ, nhựa…đều sử dụng tốt.
– Cấu tạo cơ bản của sáo ngang là có 1 lỗ thổi nằm cùng hàng với 6 lỗ bấm. Ngoài ra còn sáo còn có 1 lỗ dán màng, lỗ âm cơ bản và những lỗ để buộc dây treo hay tua trang trí.Thông thường sáo ngang có âm vực rộng 2 quãng tám. Dù sáo ngang có âm thấp hay cao đều có âm sắc trong sáng, tươi tắn, gợi nhớ khung cảnh đồng quê. Ngoài ra, người ta cũng có thể sử dụng chúng để diễn tả những giai điệu buồn man mác.
- Sáo mèo (Sáo H’Mông)
Là loại nhạc cụ của người dân tộc H’Mông ở Tây Bắc nước ta, thường dùng để giải trí sau những giờ phút lao động vất vả, mệt nhọc.
Ngoài ra, sáo mèo còn là phương tiện để giao duyên hữu hiệu của các chàng trai đối với con gái trong các bản làng. Ngày nay, các nghệ nhân Việt Nam đã tăng cung bậc, âm vực và độ vang của sáo mèo để giúp cho nó có khả năng hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác hay độc tấu có dàn nhạc đệm.
- Sáo bầu (Hulusi):
Sáo Bầu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hình bên ngoài và kết cấu của Sáo rất đặc biệt giống hình một quả bầu nguyên vẹn.
Âm lượng của sáo bầu tương đối nhỏ, song âm thanh của cây sáo chính lại rất êm dịu, dưới âm nền của hai cây sáo phụ, giúp người nghe có một cảm giác mang vẻ đẹp kín đáo, mông lung. Âm thanh láy nền của nó mượt mà thướt tha như nghe tiếng tơ lụa bay theo chiều gió, vì thế người ta còn gọi Sáo Bầu là “Sáo Bầu tơ”.
Sáo Bầu thường dùng để thổi các bài sơn ca, đặc biệt là sành về thổi những bản nhạc trôi chảy, có giai điệu thường ngân dài, hợp âm phong phú. Với âm thanh du dương hài hòa nó có thể bày tỏ tư tưởng tình cảm của người thổi.
- Sáo dọc (Recorder)
Sáo dọc có hệ thống lỗ so với các cây sáo khác là có 9 lỗ (2 lỗ cuối có thêm lỗ phụ). Sáo dọc có 4 loại bao gồm: Sopranino ( nhỏ nhất, dài tầm 30cm ), Soprano, Tenor và Bass (cái này trông như fagotto). Điểm đặc điểm của sáo này là khá dễ thổi và không tốn quá nhiều hơi.
Ngày nay, chơi sáo trúc là xu hướng phổ biến trong giới trẻ Việt Nam. Tiếng sáo trúc việt nam du dương vẫn đang được cất lên từ các bạn trẻ, được các bạn trẻ giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Có thể thấy, sức sống của sáo trúc luôn trường tồn theo thời gian cùng con với con người Việt Nam.