Lời khuyên dành cho kế toán khi lập báo cáo tài chính

0

Báo cáo tài chính được coi là “bức tranh” tương đối hoàn chỉnh về tình hình tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài việc quan tâm đến các vấn đề như làm thế nào để in hóa đơn điện tử, thủ tục kê khai thuế gồm những gì,… kế toán cần lưu ý khi lập báo cáo tài chính. Nếu báo cáo sai sẽ dẫn đến việc đánh giá sai về tình hình doanh nghiệp, đưa ra phương án phát triển sai lầm. Để tránh sai sót khi làm báo cáo tài chính, kế toán cần thật sự tập trung và có thể tham khảo một vài lời khuyên dưới đây.

1. Hình thức của báo cáo tài chính

Việc đầu tiên làm nên một báo cáo đúng chuẩn đó là hình thức phải đúng quy định, dễ hiểu cho người xem. Theo như Luật kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được tính bằng đồng Việt Nam (VND), không nên như một số đơn vị tính bằng nghìn đồng. Điều này sẽ gây khó hiểu cho người đọc, lại không đúng với luật.

Cần kiểm tra lại một lượt báo cáo sau khi hoàn thành nội dung, số liệu. Nhiều báo cáo khi công bố vẫn để thiếu chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng, người lập, thiếu thời gian lập. Đây là lỗi cơ bản nhưng quan trọng mà kế toán không được phép mắc phải.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Với chi phí, doanh nghiệp của bạn có thể thay đổi phương pháp khấu hao khi không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về cách thức sử dụng và thu hồi tài sản nhằm giảm con số chi phí phải khấu hao trong năm. Nhờ vậy, bạn có thể làm tăng lãi/giảm lỗ trên báo cáo tài chính.

Chi phí lãi vay cần được hạch toán đúng, đủ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng cần được kết chuyển toàn bộ vào báo cáo kết quả kinh doanh, không nên để “treo” lại một phần trên bảng cân đối kế toán.

báo cáo tài chính

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của nhiều doanh nghiệp, kế toán nên trình bày luồng tiền liên quan đến chứng khoán nắm giữ vì mục đích thương mại, có thể bóc tách chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các khoản phải thu, phải trả và tồn kho liên quan đến hoạt động đầu tư và tài chính.

Quan trọng không kém, trên báo cáo tài chính cuối năm, số liệu giữa báo cáo này phải khớp với số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.

4. Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là một thành tố của báo cáo tài chính, cung cấp cho người đọc báo cáo căn cứ của các số liệu được hạch toán trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy, giữa thực tế và số liệu trên giấy tờ phải thống nhất, trùng khớp, thể hiện mối quan hệ thống nhất.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính cần thuyết minh được các chỉ tiêu có tính chất trọng yếu theo quy định của chuẩn mực kế toán như khoản đi vay, cho vay có giá trị lớn, phương pháp xác định doanh thu, giá vốn gắn với từng loại hình lĩnh vực kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để người đọc có cái nhìn rõ ràng, chân thực về doanh nghiệp.

Thông tin các bên liên quan cần được trình bày đầy đủ theo quy định của chuẩn mực kế toán.

CHỮ KÝ SỐ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ NHƯ THẾ NÀO? 

NGUYÊN TẮC LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

5. Báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính phải tổng hợp được các khoản phải thu, phải trả, đi vay, cho vay, quan hệ giao vốn, doanh thu, giá vốn, lãi lỗ chưa thực hiện liên quan đến các giao dịch cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định của các giao dịch nội bộ giữa doanh nghiệp và chi nhánh hoặc giữa công ty mẹ và các công ty con, giữa các đơn vị thành viên trong cùng tập đoàn.

Trên đây là một số lời khuyên giúp kế toán phần nào tránh sai sót khi lập báo cáo tài chính cuối năm. Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp vì vậy cần được thực hiện nghiêm túc, đúng chuẩn mực.

 

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.